Home » Bộ Tài chính xin ý kiến rộng rãi về Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Giá (sửa đổi)

Bộ Tài chính xin ý kiến rộng rãi về Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Giá (sửa đổi)

Luật Giá (sửa đổi) hướng tới xác định là Luật chuyên ngành có giá trị pháp lý cao nhất trong lĩnh vực giá, điều chỉnh toàn diện các hoạt động về quản lý điều hành giá, thẩm định giá

Luật giá được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013; đến nay đã trải qua gần 8 năm thực hiện và trong thời gian qua đã phát sinh một số vấn đề hạn chế, vướng mắc và Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo nghiên cứu phương án hoàn thiện. Trên cơ sở công tác tổng kết, đánh giá thi hành Luật, Bộ Tài chính đã xây dựng chính sách và đánh giá tác động chính sách và đang xin ý kiến rộng rãi về Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Giá (sửa đổi).

Để hướng tới khắc phục một cách triệt để các tồn tại, mâu thuẫn hiện hành giữa Luật giá và hệ thống pháp luật dân sự kinh tế hiện hành, Bộ Tài chính muốn đưa phạm vi, vai trò pháp lý của Luật Giá được xác định là Luật chuyên ngành có giá trị pháp lý cao nhất trong lĩnh vực giá, điều chỉnh toàn diện các hoạt động về quản lý điều hành giá, thẩm định giá; Được ưu tiên vận dụng trong các trường hợp xung đột pháp luật liên quan đến lĩnh vực giá.

Trong đó 09 chính sách lớn được Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi tại Luật Giá hiện nay là:

1. Hoàn thiện các nguyên tắc xác định danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá tại Luật; Trên cơ sở đó, điều chỉnh thẩm quyền quy định danh mục cho Chính phủ và xây dựng các quy định, cơ chế giám sát để đảm bảo tính tuân thủ triệt để trong quy trình xem xét, điều chỉnh danh mục trong các trường hợp. Đồng thời rà soát, đẩy mạnh phân công, phân cấp và thống nhất về quy trình, thủ tục trong triển khai định giá nhà nước.

2. Củng cố, kiện toàn công tác xây dựng phương pháp định giá nhà nước; thống nhất trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc quy định phương pháp định giá hàng hóa dịch vụ cũng như quy trình xây dựng phương pháp định giá trên cơ sở phương án, hồ sơ từ các Bộ, ngành để đảm bảo áp dụng đầy đủ các tình huống trong thực tiễn. Gắn với đó là đề ra các nguyên tắc trong xác đinh hình thức định giá cũng như nghiên cứu, xây dựng các hình thức định giá mới, phù hợp với cơ chế thị trường như giá tham chiếu, giá định hướng.

3. Điều chỉnh thẩm quyền quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá từ Quốc hội cho Chính phủ gắn với xây dựng các nguyên tắc, điều kiện thực hiện bình ổn chặt chẽ nhưng vẫn đảm bảo sự linh hoạt để nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của biện pháp bình ổn giá trong thực tiễn khi thị trường xảy ra bất ổn.

4. Điều chỉnh các quy định hiện hành về phạm vi áp dụng đối với biện pháp hiệp thương giá, trong đó quy định rõ phạm vi hiệp thương tập trung vào các hàng hóa, dịch vụ độc quyền, cạnh tranh hạn chế và giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phân công, phân cấp cho các Bộ chuyên ngành để tạo thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện.

– 5. kê khai giá để tăng cường hiệu lực thực hiện của biện pháp kê khai giá, đáp ứng yêu cầu quản lý giá trong thực tiễn cũng như giảm bớt các thủ tục hành chính đối với biện pháp đăng ký giá. Gắn với đó là thu hẹp phạm vi danh mục thực hiện kê khai giá chỉ đối với một số hàng hóa thiết yếu, đặc biệt quan trọng, độc quyền thị trường…

6. Củng cổ cơ sở pháp lý để triển khai toàn diện công tác tổng hợp, phân tích, dự báo. Bên cạnh đó, Luật hóa và đưa các quy định hiện nay tại Nghị định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá quy định tại Luật để tăng cường cơ sở pháp lý cho công tác tổ chức thực hiện.

7. Hoàn thiện các quy định về điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá như nâng số lượng thẩm định viên tối thiểu của một doanh nghiệp thẩm định giá từ 3 thẩm định viên lên 5 thẩm định viên, với chi nhánh của doanh nghiệp thẩm định giá phải bảo đảm có 3 thẩm định viên; bỏ hình thức công ty cổ phần; yêu cầu tất cả các thành viên góp vốn phải là thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp…

8.Tăng cường các giải pháp quản lý đối với hoạt động thẩm định viên về giá; xử lý các chồng chéo, vướng mắc trong quản lý thẩm định viên về giá; đồng thời phân loại thẩm định viên theo năng lực và kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ thẩm định giá để hướng đến tính chuyên nghiệp, chuyên sâu để phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay.

9. Quy định về thẩm định giá Nhà nước: quy định rõ phạm vi (những trường hợp) thẩm định giá của nhà nước cho phù hợp với luật khác có liên quan; đồng thời củng cố hoạt động này để đáp ứng nhu cầu đặt ra trong tình hình thực tiễn quản lý nhà nước về giá hiện nay; hoàn thiện các quy định về phương thức thực hiện hoạt động thẩm định giá của nhà nước; củng cố các quy định liên quan đến Hội đồng thẩm định giá của nhà nước. Đồng thời, tạo lập cơ sở pháp lý tại Luật cho các trường hợp thực hiện thẩm định giá nhà nước nhưng trong bối cảnh dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn, khẩn cấp… những hàng hóa thuộc diện độc quyền, khan hiếm, nhất là phải nhập khẩu để đáp ứng ngay yêu cầu cấp bách.

Hồ sơ xin ý kiến đề nghị xây dựng Luật Giá (sửa đổi) đã được đăng xin ý kiến rộng rãi trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ tại ĐÂY

Theo: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TÀI CHÍNH – CỤC QUẢN LÝ GIÁ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thẩm định giá online

    Họ tên (*)

    SĐT (*)

    Email (*)

    Mô tả tài sản cần thẩm định

    Hình ảnh (Nếu có)

    Kích thước file tải lên không được >10MB.

    Ghi chú